Như thế nào là đứa trẻ ngoan?

Đứa trẻ ngoan?
Như thế nào là một đứa trẻ ngoan? Khái niệm ngoan là gì? Đối với mình ngoan chính là bắt ép trẻ vào khuôn khổ. Còn ngỗ nghịch chính là tự do khám phá.
 
Khi trẻ không nghe lời thì tìm hiểu vì sao trẻ lại không nghe lời chứ không phải lấy cái quyền người lớn ra để áp đặt lên trẻ và ra lệnh để trẻ làm theo ý mình.
 
Trong cuốn sách “Bí ẩn trẻ thơ” của Maria Montessori có đề cập đến nhiều khía cạnh đời sống bí mật của trẻ em. Rằng trẻ có một đời sống tinh thần rất khác với người lớn. Và hai thực thể này luôn cố gắng tìm mọi cách để hiểu được nhau.
 
Một trong những hậu quả của việc không hiểu được nhau đó là sự “trừng phạt” của người lớn dành cho trẻ em. Theo một vài nghiên cứu trên thế giới cho rằng, các quốc gia dù nhỏ hay lớn đều sử dụng hình thức trừng phạt trong gia đình và xã hội.
 
Bạn có còn nhớ, ngày trước khi đi học chúng ta vẫn thường hay nhìn thấy những học sinh cá biệt bị gọi lên đứng dưới cột cờ để phê bình không? Hay trong lớp có học sinh nào phạm lỗi thường sẽ bị phạt đứng một góc tường hoặc bị chỉ trích trước cả lớp. Các em nhỏ thì thường xuyên bị đánh vào tay “cho nhớ” mỗi khi viết nét chữ không đúng theo mẫu. Và còn rất nhiều hình thức làm nhục trẻ em trước bạn bè khác mà mình tin rằng ai trong chúng ta cũng đều chứng kiến lúc còn đi học.
 
Dù là gia đình hay nhà trường đều xuất hiện tình trạng này khá thường xuyên và đã đi qua nhiều lớp thế hệ. Để rồi khi chúng ta có con, chúng ta cũng lại đối xử với con cái, học trò của chúng ta y hệt cách lúc xưa mình từng.
Vì sao vậy? Đánh lẽ ra khi trải qua cảnh đó rồi thì chúng ta phải biết thông cảm vì mình đã hiểu rõ hơn cả và ngưng việc làm đó với con cái, học trò của mình chứ?
 
Mình hay nghe mọi người than rằng mẹ chồng thì cũng đã từng làm dâu, cũng đã hiểu cảm giác làm dâu nhưng tại sao khi trở thành mẹ chồng rồi thì lại không biết thông cảm cho con dâu?
 
Đó là bởi vì tiềm thức của họ đã khắc ghi những ngày tháng họ bị đối xử khắc khe và việc họ hành xử lại với con dâu của mình thì chỉ làm theo tiềm thức mách bảo như một bản năng thôi.
 
Việc giáo dục bằng cách trừng trị cũng đã được “lưu truyền” qua các thế hệ bằng cách như vậy.
 
“Mặc dù những hình phạt như thế nhanh chóng biến mất trong những gia đình có học thức. Nhưng chúng vẫn còn được sử dụng. Và những thái độ cộc cằn, giọng nói cứng rắn, nghiêm khắc và hăm dọa là những hình thức hành xử thường xuyên đối với một đứa trẻ”.
 
Nhất là ở Việt Nam, việc thương cho roi cho vọt như là một lẻ thường tình của mọi người.
 
Để hành trình đồng hành với trẻ được an nhiên hơn, nhẹ nhàng hơn bạn có thể tìm đọc cuốn sách “Bí ẩn trẻ thơ” của Maria Montessori. Nếu cần bản PDF thì nhắn mình nhé!
 
Đây là một trong những cuốn sách gối đầu giường lúc mới vào nghề của mình. Nó giúp mình hiểu những đứa trẻ hơn. Biết được rằng tại sao trẻ lại hành xử như thế và có cách giải quyết kịp thời. Việc này cũng đòi hỏi quá trình quan sát đứa trẻ một cách tỉ mẩn.
 
Hành trình này cũng lắm gian nan nhưng cũng thật vui. Chúc cho mọi người sẽ tìm được tiếng nói chung với những đứa trẻ của mình.
 

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *