1. “Vì sao mẹ lại đánh con, con ghét mẹ!”
Bạn biết không, trẻ em có một đời sống tinh thần rất riêng, rất khác với chúng ta. Mỗi ngày trôi qua đối với trẻ là một hành trình khám phá về thế giới.
Nhưng trong tâm trí trẻ, người lớn chính là vật cản đường, là những chướng ngại vật mà nó phải vượt qua. Đúng vậy, chúng ta luôn đề phòng, ngăn cản chúng trước mọi hành động của trẻ và luôn bắt trẻ làm theo ý của mình vì cho rằng điều đó tốt cho nó.
Cho đến khi trẻ có những biểu hiện phản kháng, chống đấu thì chúng ta tức giận. Và trong khoảng khắc nào đó, vì bất lực trước lời nói, hành động của con mà không thể làm gì được, chúng ta đã đánh mắng con.
Rồi bạn có nhớ đã bao lần bạn tự trách mình sau khi đã lỡ mắng nhiếc và dùng roi với con không?
2. Và hậu quả của những trận đòn roi đó là:
Con ngừng yêu thương chính mìnnh: khi trẻ bị đánh mắng, trẻ sẽ không hề ghét người lớn, trẻ còn tự trách chính mình. Trẻ sẽ liên tục nghĩ mình tệ hại, hoài nghi về bản thân. Điều này sẽ cản trở rất nhiều trong việc phát triển của trẻ.
Trẻ sẽ trở nên lì đòn: lúc nhỏ thì trẻ sẽ đứng im chịu trận và cảm thấy vô cùng tội lỗi khi người lớn trừng phạt, đôi khi sẽ tự vệ nhưng đó chỉ là bản năng phòng vệ.
Sự tự vệ này có khi là lời nói dối, sự bướng bỉnh, rụt rè, mất ngủ, sợ hãi quá độ,… Cho đến khi lớn lên trẻ sẽ chống trả lại bằng lời nói, bằng hành động. Lúc này người lớn sẽ vô cùng khổ sở trong việc tìm cách xử lý các tình trạng đó của con.
Con tổn thương tâm lý : nhu cầu của đứa trẻ bị người lớn tùy ý điều hướng, bị bắt buộc phải theo ý người lớn. Mà người lớn mặc nhiên cho đó là điều cần thiết tốt cho trẻ. Nhưng con cần mẹ hiểu là con không thích điều đó, con không muốn làm mọi việc trong sự áp đặt. Nhiều nghiên cứu cho rằng, tổn thương tâm lý của một đứa trẻ tương đương với bỏng cấp độ 3, điều đó cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề này. Mọi hành động đều có nguyên nhân của nó, chính người lớn chúng ta đã tạo ra một đứa trẻ tổn thương như vậy mà không hề hay biết.
Trẻ xa cách với người lớn: Những đứa trẻ từ nhỏ không thủ thỉ tâm sự với mẹ, không ôm mẹ, không được mẹ dành cho mình sự yêu thương thấu hiểu thì khi qua cái giai đoạn đó trẻ sẽ có khoảng cách với người lớn. Bạn thử nghỉ xem, bạn muốn đứa con của mình sẽ tìm đến mình đầu tiên để tâm sự khi gặp vấn đề hay nó sẽ im lặng chịu đựng một mình vì nghĩ người lớn sẽ chẳng bao giờ hiểu được mình. Chính vì vậy, mất gì thì mất, đừng bao giờ để mất đi mối quan hệ tích cực.
3. Vậy làm sao để không đánh mắng con
Thay đổi từ bên trong chúng ta: kiềm nén cơn giận dữ, liên tục tìm ra khiếm khuyết của bản thân để sửa đổi, liên tục suy niệm về chính mình. Dạy con có cương có nhu, đánh để con sợ khác đánh để con phục. Tuy nhiên đòn roi chưa bao giờ là cách lựa chọn đúng trong việc dạy con.
Khám phá đứa trẻ và giải phóng nó: môi trường của người lớn không thật sự thích hợp đối với trẻ. Chúng cần một môi trường được chuẩn bị tốt hơn để con được khám phá thay vì phải khám phá những vật dụng, thiết bị, những cái quan trọng của người lớn.
Điều đứa con muốn là sự an toàn, sự thông cảm, được công nhận mình có giá trị và có một mối quan hệ tốt với người lớn.
Những đứa trẻ được sống trong môi trường có kết nối và hỗ trợ về mặt cảm xúc sẽ có những mối quan hệ tốt hơn. Hai điều này là tiền đề để trẻ thành công trong trường học và cuộc sống.
Dẫu biết hành trình sửa mình là rất khó nhưng vì một đứa trẻ được sống trong hạnh phúc, hãy cố gắng cùng nhau mỗi ngày nhé!
𝑇ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑔𝑢̛̉𝑖 
